1. Phát hiện cậu con trai cưng và hình ảnh "đen"
Thời đại này, ngay cả ở lứa tuổi còn rất nhỏ bọn trẻ đã học được cách tìm kiếm thông tin trên mạng. Tuổi dậy thì với những băn khoăn về cơ thể, về giới tính, trẻ sẽ tìm kiếm thông tin là lẽ đương nhiên. Ngay cả những bậc cha mẹ tốt nhất cũng khó lòng kiểm soát hết mọi ngóc ngách trong cuộc sống của con. Và bạn không thể nói chuyện giáo dục giới tính với con mà không đề cập đến những hình ảnh khơi gợi đầy trên mạng. Quan trọng là bạn tiếp cận vấn đề theo cách nào, đừng vội cho rằng con tò mò xem những hình ảnh ấy tức là đã hư hỏng.
2. "Con gái là chúa phức tạp, Con trai đơn giản hơn nhiều" - Chưa hẳn đâu nhé!
Bạn có con trai và luôn nghĩ rằng con trai sẽ dễ dàng hơn con gái nhiều. Nhưng sự thật không phải vậy. Con trai hay con gái thì thế giới của chúng cũng phức tạp như nhau, cũng có những động cơ xã hội, vai trò xã hội, mạng lưới giao tiếp bạn bè chứa đựng trong đó những điều trân quý và cả xung đột, mâu thuẫn.
Bạn có con trai và luôn nghĩ rằng con trai sẽ dễ dàng hơn con gái nhiều. Nhưng sự thật không phải vậy. Con trai hay con gái thì thế giới của chúng cũng phức tạp như nhau, cũng có những động cơ xã hội, vai trò xã hội, mạng lưới giao tiếp bạn bè chứa đựng trong đó những điều trân quý và cả xung đột, mâu thuẫn.
3. Con trai tuổi dậy thì tỏ ra nổi loạn, bất cần
Chúng ta thường hơi ngạc nhiên khi thấy con trai cưng của mình, ngày nào còn đòi theo mẹ đi công viên hay cùng lũ bạn chửi nhau ỏm tỏi vì một trò game trên mạng. Thế mà bây giờ, đột nhiên cậu bạn trở nên trầm tính, ít nói hẳn đi.
Bạn thường cảm thấy trẻ khó bảo khi đến tuổi dậy thì |
Con trai thời điểm này thường tỏ ra không quan tâm, bất cần với mọi thứ. Thật ra, các bạn đang học cách tránh bộc lộ tình yêu, nỗi sợ hãi, nỗi buồn, thậm chí ngay cả khi cực kỳ hào hứng với một vấn đề nào đó chúng cũng cố che giấu.
Đây là thứ áp lực mang tên “phải cư xử như đàn ông”. Luôn ủng hộ con và năng cùng con trò chuyện là cách cha mẹ giúp con trai tuổi này phát triển được thành người đàn ông mạnh mẽ, toàn diện, và không ngại bộc lộ cảm xúc.
4. Cha mẹ thường nghĩ con trai mình không có xung đột trong quan hệ xã hội vì chúng chẳng bao giờ hỏi xin sự giúp đỡ
Bọn con trai tuổi teen tin rằng mâu thuẫn của chúng với bạn bè sẽ chẳng hề khá hơn, thậm chí còn tồi đi nếu có sự can thiệp của người lớn. Cho nên khi gặp vấn đề, chúng thường không nói, tỏ vẻ không quan tâm (vì bộc lộ rằng mình đau khổ chẳng được đàn ông cho lắm!).
Một trong những cách thông minh để khơi gợi con trai mở lòng kể chuyện xung đột là hãy nói thật ngắn gọn trong lúc đang đánh điện tử với con.
Đây là thứ áp lực mang tên “phải cư xử như đàn ông”. Luôn ủng hộ con và năng cùng con trò chuyện là cách cha mẹ giúp con trai tuổi này phát triển được thành người đàn ông mạnh mẽ, toàn diện, và không ngại bộc lộ cảm xúc.
4. Cha mẹ thường nghĩ con trai mình không có xung đột trong quan hệ xã hội vì chúng chẳng bao giờ hỏi xin sự giúp đỡ
Bọn con trai tuổi teen tin rằng mâu thuẫn của chúng với bạn bè sẽ chẳng hề khá hơn, thậm chí còn tồi đi nếu có sự can thiệp của người lớn. Cho nên khi gặp vấn đề, chúng thường không nói, tỏ vẻ không quan tâm (vì bộc lộ rằng mình đau khổ chẳng được đàn ông cho lắm!).
Một trong những cách thông minh để khơi gợi con trai mở lòng kể chuyện xung đột là hãy nói thật ngắn gọn trong lúc đang đánh điện tử với con.
5. Game là một trong các phần mà con trai hiển nhiên cần đến
... và cha mẹ hiếm khi đưa ra câu hỏi đúng đắn về thú vui này của chúng. Trong những nỗ lực nhằm điều tiết lại thú chơi game của con, cha mẹ thường chỉ tập trung vào việc đưa ra các giới hạn mà chẳng hiểu gì về các trò con đang chơi cả.
6. Muốn giao tiếp với con hiệu quả cần tinh tế
Sớm được “huấn luyện” rằng không nên chia sẻ thái quá, nên con trai tuổi này thường khó chịu trước những dấu hiệu nhiệt tình quá mức của cha mẹ - quá nhiều câu hỏi, quá nhiều tình cảm sướt mướt.
Con trai tuổi này sẽ không nói chuyện với những người mà chúng cho rằng đang muốn điều khiển mình hoặc đang ứng xử thái quá, bất kể họ có động cơ tốt hay không.
Cho nên, để thuyết phục con chia sẻ nhiều hơn với bố mẹ, tốt nhất bạn nên tỏ ra tôn trọng ranh giới của con, quan trọng hơn cả là đừng cố thay con giải quyết, sửa chữa mọi rắc rối.
Đăng nhận xét